Thi Công Vách Panel Ngoài Trời Là Gì?
Thi công vách panel ngoài trời loại nào tốt. Đây là quá trình xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, kiến trúc, nhà thương mại…của chủ đầu tư bằng vách panel ngoài trời cho các công trình bên ngoài làm tường bao che, Được sử dụng các Tấm Panel Cách Nhiệt là vách bao ngoài che nắng mưa cho công trình theo dân dan hay gọi là làm tường công trình. Nhưng việc sử dụng tấm panel ngoài trời giúp mang lại nhiều ưu điểm to lớn hữu ích rất nhiều cho chủ đầu tư. Tính cách âm, cách nhiệt và độ bền luôn vượt trội vật liệu truyền thống, còn giúp giảm thiểu thời gian thi công, tiết kiệm chi phí ở mức giao động khoảng 40%.
Hướng dẫn thi công vách panel ngoài trời đơn giản và nhanh nhất
- Trước khi thi công vách panel ngoài trời cần phải vệ sinh và dọn sạch mặt bằng để có thể thuận lợi cho việc tập kết nguyên vật liệu, dọn sạch rác thải làm dơ bẩn và ảnh hưởng tới quá trình thi công, xử lý những vấn đề không cần thiết. Sau đó làm dấu vị trí cần thiết cho dự án ở các góc và điểm trọng tâm
- Lắp dựng khung kèo thép: Phải có khung sắt thép là điểm tựa cố định hỗ trợ cho tấm panel được kiên cố theo sự chỉ dẫn của kỹ sư công trình và bản vẽ yêu cầu.
- Lựa cho panel vách ngoài phù hợp: Dựa vào bản vẽ đã bố trí ban đầu để có thể lựa chọn tấm panel nào có kích thước phù hợp tại góc cạnh đó lắp cho thích hợp, tránh trường hợp lắp lung tung sẽ bị thiếu hụt và không chuẩn kích thước. Lắp theo đúng thứ tự bản vẽ và phụ kiện đi kèm với phương hướng từ dưới đi lên. Lưu ý vách panel ngoài trời nên lắp ngang hay lắp dọc thì panel ngoài trời nên lắp theo chiều ngang sẽ tạo vẻ đẹp thẩm mỹ hơn kèm theo sự thoát nước mưa cũng tốt hơn
-
Sau khi lắp đặt các tấm panel và phụ kiện xong phải kiểm tra kỹ các vết dơ lau chùi và lột bỏ keo màng nilon của đơn vị sản xuất, bên cạnh đó phải xử lý bằng keo silocon chuyên dụng các mối nối để tránh bị khe hở ảnh hưởng tới công trình
- Nên sơn một lớp phủ để bảo vệ panel nếu có điều kiện và muốn màu sắc theo ý.
Nên sử dụng loại panel nào làm vách panel ngoài trời
Trên thực tế có rất nhiều loại panel vách ngoài trời, tuy nhiên để chọn được loại nào tốt nhất thì cần phải xem xét công trình của mình là gì, để chọn loại panel phù hợp. Panel phù hợp công trình được gọi là tấm panel tốt nhất, chứ ko phải vách panel giá mắc là tốt nhất.
Việc lựa chọn vách ngoài trời tốt nhất cho dự án công trình xây dựng của mình nên xem xét chi tiết các yếu tố quan trọng sau đây:
- Khả năng cách nhiệt và cách âm: Mỗi tấm vách panel và mỗi loại đều có tỷ trọng và độ dày khác nhau, hình thành ra tính năng khác nhau về cách âm và cách nhiệt. Từ đó có thể cân nhắc công trình của mình yêu cầu độ cách âm, cách nhiệt, hoặc vách panel chống cháy như thế nào để có thể đáp ứng được thì nên ưu tiên trước
- Độ bền tấm panel bao lâu: Tùy mỗi dự án và tính năng yêu cầu thời gian độ bền của mỗi công trình mà có thể lựa chọn loại panel có tỷ trọng và tuổi thọ phù hợp nhất, tránh được mưa nắng cao, tránh trường hợp mua loại giá rẻ tuổi thọ thấp tới khi dự án chưa kết thúc thì vách panel ngoài trời đã bị xuống cấp làm ảnh hưởng tới rất nhiều giai đoạn và tổng thể dự án
- Vẻ đẹp thẩm mỹ của tấm vách panel: Đây là yếu tố cũng góp phần quan trọng lớn, bởi một công trình có kiến trúc đẹp bao giờ cũng thu hút và tạo năng suất làm việc tốt
- Dự toán chi phí làm panel và chi phí thi công vách panel ngoài trời: Chi phí thi công panel và chi phí làm dự án bằng panel là điều quan trọng nhất trong các điều trên, bởi đây là yếu tố quyết định ngân sách phù hợp để tiến hành làm dự án hay không. Nếu ngân sách vượt quá dự kiến thì cũng khó mà thực thi và ngược lại
Các tấm panel làm vách ngoài tốt nhất và giá trung bình như sau:
- Tấm panel rockwool: Đây là tấm được ưu tiên hàng đầu bởi độ bền, panel rockwool kháng cháy, rockwool cách âm vô cùng tốt, thẩm mĩ cao
- Tấm panel xps: Cũng là sự lựa chọn ưu việt bởi giá thành rất ưu đãi tại nhà máy Panel Việt
- Tấm panel EPS: Loại này rất thông dụng, giá thành rẻ, nhưng nếu chọn loại tỷ trọng cao thì độ bền sẽ rất cao, xem thêm tại đây
Để chọn loại tấm panel ngoài trời tốt nhất, cần phải xem xét nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm môi trường xây dựng, khí hậu, ngân sách xây dựng và mục đích sử dụng của công trình.